Những điều cần chú ý bảo quản và sử dụng các loại bơ

Ngày update: 20/03/2023 Số lượt xem 584
local-seo

Khi chúng ta sử dụng bơ ta cần phải lưu ý một vài lưu ý như: Không nên chế biến bơ ở nhiệt độ quá cao và phải làm mềm trước khi sử dụng nhưng cần phải sử dụng bơ đông lạnh khi làm bánh. Nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn thì nên đọc bài viết sau đây của Tín Hưng nhé

1. Tìm hiểu về các loại bơ

Bơ trong tiếng anh có tên là “butter” là sản phẩm được tạo ra từ sữa bằng cách đánh kem tươi hoặc đánh sữa đã lên men và là một trong những nguyên liệu quen thuộc trong quá trình làm bánh. Bơ sẽ có tác dụng làm thơm và còn tăng độ kết dính cho bánh. Bơ được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày rất nhiều như trong công thức nấu ăn, làm bánh, làm kem,...Và bơ còn có thể kết hơn trực tiếp với bánh mì tạo độ ngậy và thơm khi thưởng thức

2. Phân biệt bơ

Trên thị trường có rất nhiều các loại bơ khác nhau. Nếu xét về nguồn gốc được chia thành bơ động vật cùng với bơ thực vật còn xét về hương vị chia thành bơ lạt và bơ mặn:


Bơ thực vật: Là loại bơ có thành phần từ các loại hạt có chứa dầu như đậu, bắp, ngũ cốc. Với loại bơ này thường sẽ có giá thành rẻ hơn bơ động vật và thường được sử dụng trong nấu ăn, phết bánh, chiên rán nhưng không dùng để làm bánh bởi chất béo có lợi trong bơ khi gặp nhiều độ cao sẽ bị chuyển hóa thành chất béo bão hòa

Bơ lạt (bơ nhạt/ unsalted butter): Đúng như cái tên gọi của nó thì loại bơ này sẽ không chứa muối và hương vị có vị ngọt dịu và thơm được sử dụng hầu hết các công thức làm bánh. Bơ nhạt được ưa chuộng bởi chúng không gây ra biến đổi hương vị cho các món bánh. Các loại bánh hay sử dụng bơ lạt thường là: bánh su kem, bánh cupcake, bánh quy, bánh bông lan,....

Bơ mặn (salted butter): Đây là loại bơ có chứa muối và sẽ không sử dụng được trong làm bánh bởi vị mặn của chúng sẽ bị biến đổi. Nhưng nếu sử dụng để tạo các món ăn xào, chiên, thêm giúp tăng độ hấp dẫn

Bơ động vật: Là loại bơ được làm từ sữa và ở mỗi đất nước sẽ có một cách chế biến riêng biệt. Nhưng hầu như thì bơ sẽ được làm từ sữa bò và một số nước sẽ sử dụng sữa cừu hoặc sữa dê như New Zealand, Úc,....Và loại bơ này rất được ưa chuộng để làm bánh bởi chúng mang đến cho vị giác độ bép ngậy rất hấp dẫn

3. Cách bảo quản bơ

3.1. Không đặt gần những thực phẩm nặng mùi

Để bảo quản bơ thì nhiều người không để ý đến việc đặt bơ tại các thực phẩm khác nặng mùi làm ảnh hưởng đến mùi của bơ. Các loại thực như: hành, tỏi, nước mắm, mắm tôm,...không những làm cho bơ bị ám mùi mà chúng còn làm cho bơ nhanh bị hỏng hơn. Nếu bơ bị mốc phía bên ngoài thì chớ nên vứt bỏ mà chỉ cần lấy dao cắt đi phần nấm mốc bởi đặc điểm của vi sinh vật là chúng sẽ tấn công từng lớp chất béo thế nên các lớp bơ bên dưới sẽ không bị ảnh hưởng

3.2. Bảo quản ở nhiệt độ dưới 20 độ C

Nguyên để bảo quản bơ thì ta phải nghĩ ngay đến nhiệt độ bảo quản của bơ là >20 độ C. và đây là nhiệt độ tốt nhất để hạn chế đi khả năng nảy sinh nấm mốc và chúng cần phải đảm bảo bơ trong nhiệt đô này thì bơ sẽ không bị hỏng. Nếu ta không bảo quản bơ đúng nhiệt độ thì khoảng 1 tuần bơ sẽ bị hỏng và sẽ bị chuyển hóa thành những thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe cho người sử dụng

3.3. Sử dụng đồ cắt sạch


Trong quá trình cắt bơ thì những vi khuẩn từ dao cắt sẽ xâm nhập vào bơ. Chính vì thế dụng cụ cắt bơ phải thật sạch và trước khi cắt ta nên ngâm dụng cụ cắt trong nước nóng để diệt khuẩn sau đó mới tiến hành cắt

3.4. Bọ kín bơ

Đây là cách bảo quản bơ giúp cho các vi khuẩn sẽ không xâm nhập được vào phía bên trong và để giữ bơ được lâu hơn. Ta không nên bọc bơ trong túi nilon hoặc bao nhựa bởi bơ là những thực phẩm cần phải trao đổi chất với không khí. Thế nên cách tốt nhất là sử dụng giấy thô hoặc giấy bạc để bọc và bảo quản 

0939.110.286