Chi tiết về kho lạnh cấp đông

Ngày update: 02/11/2021 Số lượt xem 417
local-seo

Đối với ngành công nghiệp chế biến thì kho lạnh cấp đông là thứ vô cùng quan trọng trong khâu bảo quản sản phẩm. Đặc biệt là các ngành thủy hải sản, nông sản các ngành này có yêu cầu đối với sản phẩm phải luôn được tươi và giữ được giá trị dinh dưỡng có trong nó. Vậy nên các nhà máy công nghiệp nào cũng phải có mặt của kho lạnh cấp đông, cùng Kho lạnh Tín Hưng tham khảo bài viết sau để biết rõ hơn về cấu tạo của kho lạnh cấp đông

1. Thế nào là kho lạnh cấp đông

Kho lạnh cấp đông hay nó còn có cái tên gọi khác là hầm cấp đông, kho lạnh cấp đông là kho lạnh có nhiệt độ âm rất sâu khiến cho sản phẩm sẽ bị đông lạnh lại với thời gian nhanh nhất. Đối với các kho lạnh thông thường thì muốn cấp đông sản phẩm sẽ mất khoảng từ 5 giờ đến 24 giờ mỗi lần đông. Các sản phẩm nếu đã đông lạnh trong kho cấp đông thì sẽ tiếp tục chuyển qua kho lạnh để duy trì sự đông lạnh của sản phẩm. Việc cấp đông như vậy sẽ giúp được các sản phẩm bảo quản giữ được chất lượng ở mức tốt nhất, giữ lại được các thành phần dinh dưỡng tốt nhất

Kho lạnh đã sử dụng nguyên lý hoạt động dựa trên nguyên lý làm lạnh bằng không khí đối lưu cưỡng bức. Muốn sử dụng công nghệ làm lạnh như này thì đòi hỏi từng công đoạn thiết kế kho lạnh phải thật kĩ lưỡng, tỉ mỉ, phải là những người có kinh nghiệm lâu năm mới tự tin có thể làm ra được kho lạnh cấp đông. Khi sử dụng kho lạnh cấp đông thì các sản phẩm ta muốn bảo quản đều phải để trong khay sau đó mới cấp đông trong nhiệt độ thích hợp

2. Cấu tạo

Kho lạnh cấp đông có cấu tạo chính gồm hệ thống làm lạnh và vỏ cách nhiệt. Mỗi bộ phận đều có chức năng khác nhau và vô cùng quan trọng đối với kho lạnh

2.1. Vỏ cách nhiệt

Ở lớp vỏ kho cấp đông thường sử dụng 2 loại panel chính là panel PU và panel PIR, mỗi loại đều có tính năng là công dụng khác nhau, phù hợp với từng loại kho lạnh cấp đông khác nhau

a, Panel PU

Panel PU là những tấm cách nhiệt với vỏ lõi cách nhiệt PU (polyurethan), được sản xuất theo những tiêu chuẩn của Châu Âu. Chúng có cấu tạo vỏ tole có độ dày từ 50 -> 200mm, có tỷ trọng 40->42kg/m3; bọc đều 2 bên mặt panel bằng tole mạ bạc hoặc inox dày khoảng 0.3->0.6mm. Độ dày của cả 2 lớp vỏ với kho lạnh tôn phải dày khoảng 4.5mm trở lên; được ép nén phun Foam lỏng vào giữ 2 mặt tôn và ép trọng lực, các thành phần liên kết với nhau bằng ngàm âm dương hoặc khóa camlock tạo được sự liên kết chặt chẽ, bền vững

Panel PU có đặc điểm rất bền, chống cháy cao, khả năng chịu nhiệt rất tốt và lắp đặt nhanh chóng, chi phí lắp đặt thông thường sẽ cao hơn EPS 20->25%. Panel PU thích hợp dùng cho các kho lạnh bảo quản có nhiệt độ âm (dưới 0 độ C) như:

- Hầm đông

- Kho lạnh cấp đông

- Kho lạnh bảo quản

- Xây dựng vách, trần công nghiệp, phòng sạch, nhà máy,…

Muốn sử dụng panel PU cho kho lạnh cấp đông thì phải có độ dày 150->200mm, 2 mặt tole dày 0.5->0.7mm và chịu được nhiệt độ -30 đến -60 độ C



b, Panel PIR

Muốn sử dụng thành thạo kho lạnh thì ta nên tìm hiểu những điều cần biết về kho lạnh, cần phải nắm bắt được loại nào phù hợp với điều kiện sử dụng, Cũng như panel PU thì PIR là những tấm cách nhiệt có lõi cách nhiệt PU (Polyurethan) những lại liên kết với isocyanurate trong PIR không có nguyên tử hydro nên khả năng cách nhiệt, chống cháy, độ bền tốt hơn PUR rất nhiều. Loại panel này cũng được sản xuất theo tiêu chuẩn của Châu ÂU. Chúng có cấu tạo vỏ tole dày từ 50->200mm có tỷ trọng từ 45-48kg/m3. Hai mặt bọc tole mạ màu hoặc bằng inox dày 0,3mm đến 0,6 mm, các phần liên kết với nhau bằng khóa âm sâu hoặc ngàm âm dương tạo được kết nói vững chắc, chặt chẽ. Độ dày 2 lớp với kho lạnh tôn phải đạt từ 4.5mm trở lên, 2 mặt được ép nén phun Foam lỏng vào giữa 2 mặt tôn và ép trọng lực

Đặc điểm của panel PIR có độ bền cao hơn so với PUR khi tiếp xúc trực tiếp với môi trường khắc nghiệt, có độ ẩm cao không gây ra hiện tượng ngậm nước ở vật liệu từ đó kéo dài tuổi thọ sử dụng, vậy nên chi phí thông thường sẽ cao hơn panel PU khoảng 15%->20%. Cũng như panel PU thì panel PIR cũng được dùng trong các kho lạnh bảo quản có nhiệt độ âm như:

- Kho lạnh cấp đông nhanh

- Hầm đông

- Kho lạnh bảo quản

- Xây dựng vách đá, nhà máy, phòng sạch, trần công nghiệp

Đối với kho cấp đông thì panel PIR phải đủ tiêu chuẩn thì mới được đưa ào sử dụng như: Độ dày 2 mặt tole từ 0.5mm->0.7mm; độ dày 15cm->20cm và phải chịu được nhiệt độ -30 độ C đến -60 độ C

2.1. Hệ thống làm lạnh

Cấu tạo hệ thống giàn nóng gồm 3 bộ phận tạo thành là: Dàn lạnh, tủ điều khiển và cụm dàn nóng

Dàn lạnh: Dàn lạnh được lắp ở phía bên trong kho nên yêu cầu phải vừa có lớp vỏ chắc chắn, vừa phải có tính thẩm mỹ. Các bộ phân quan trọng của dàn lạnh mà ta cần phải để tâm tới như: quạt ly tâm, điện trở xả đá, bức cánh dàn lạnh,..

Tủ điều khiển: Đúng với cái tên của nó, tủ có chức năng vừa điều khiển hoạt động của kho lạnh cấp đông với những thông số đã được thiết lập sẵn đó, từ đó ta có thể giám sát, điều chỉnh kho lạnh theo nhiệt độ mà ta mong muốn

Cụm dàn nóng: Cụm dàn nóng đã bao gồm cả máy nén và cụm này sẽ được đặt bên ngoài và phải được giải nóng. Dàn máy nóng là bộ phận quan trọng nhất của kho lạnh và được đặt cho cái tên là trái tim của kho lạnh

3. Ưu điểm của kho lạnh cấp đông

Khi lắp đặt kho lạnh cấp  đông thì ta phải biết được những ưu điểm của kho lạnh là gì, và trong những nhà máy công nghiệp chế biến, bảo quản thì không ai có thể phủ nhận được những ưu điểm của kho cấp đông sau: 

  • Kéo dài thời gian bảo quản, tránh các sản phẩm bị hư hỏng
  • Cấp đông nhanh, đảm bảo độ tươi ngon của sản phẩm
  • Tiết kiệm các chi phí hơn so với tủ lạnh
  • Dễ dàng lắp đặt, sửa chữa, tháo gỡ và vệ sinh
  • Hàng hóa, sản phẩm dễ cất. dễ lấy, dễ dàng di chuyển  và sắp xếp sản phẩm
  • Dễ dàng điều chỉnh nhiệt độ đối với từng loại sản phẩm khác nhau

4. Các sản phẩm cần cấp đông

Đối với thủy sản: Các loại thủy sản cần cấp đông như rong biển, tôm, cá,…..

Đối với kho nông sản: Kho cấp đông ớt, kho cấp đông chanh dây, mít, sầu riêng,…

Băng chuyền cấp đông: Các loại thủy hải sản chế biến, nông sản đóng gói đồ hộp và thực phẩm đóng gói,…

0939.110.286