Lắp đặt kho lạnh bảo quản hải sản

Ngày update: 03/12/2020 Số lượt xem 204
local-seo

Với sự phát triển không ngừng của đất nước, các công nghệ hiện đại đã được áp dụng vào từ khâu đánh bắt hải sản cho tới vận chuyển và bảo quản hải sản sao cho tốt nhất. Các tàu đánh bắt cá và cả các doanh nghiệp, siêu thị, nhà hàng đều lắp kho lạnh để bảo quản hải sản sao cho tươi ngon, kéo dài chất lượng theo thời gian nhưng vẫn như tươi mới.

Thiên nhiên ưu đãi, trời xanh ban tặng cho suốt dọc chiều dài đất nước Việt Nam là biển Đông mênh mông sóng nước. Chứa đựng trong lòng biển xanh thăm thẳm là nguồn hải sản phong phú gần như bất tận vô cùng quý giá. Nghề đánh bắt và kinh doanh hải sản đã mang lại cuộc sống ấm no cho người dân hàng bao đời nay. Đánh bắt hải sản cũng không đơn giản, là hiểm nguy và là công sức của biết bao người dân chài lưới hay các doanh nghiệp khai thác biển. Có được tôm cua cá mực đã rất kỳ công và vất vả. Việc bảo quản độ tươi ngon để di chuyển khối lượng hải sản đánh bắt được từ ngoài khơi xa về tới đất liền, ven biển cũng là công tác rất quan trọng và vất vả. Nó giống như việc bảo vệ thành quả công sức lao động mà nếu thất bại, tất cả sẽ trở thành công cốc. Như người Á Đông vẫn thường nói, công sức đổ xuống sông xuống biển cả.

Tham khảo tại dịch vụ lắp đặt kho lạnh của Tín Hưng

1. Tổng quan về nghề đánh bắt hải sản

Nghề đánh bắt hải sản nói chung là phải xa khơi, cách hàng chục hay hàng trăm hải lý (km)so với đất liền. Và trong những chuyến đi như vậy, không phải chỉ là ở 1 hay 2 ngày. Càng đặt biệt hơn với những chuyến tàu ngoài xa, thời gian có thể lên tới hàng tháng trời. Như vậy khối lượng hải sản lưu trữ trên tàu (dĩ nhiên là trong trường hợp khai thác được) là rất lớn. Ngay cả với những thuyền đánh bắt hải sản với công suất nhỏ ven bờ, thời gian lênh đênh trên biển cũng phải lên tới hàng tuần. Nếu cộng thêm thời gian cập bến và thời điểm di chuyển hải sản từ nơi nẹo đậu vào tới điểm phân phối bán hàng như siêu thị, nhà hàng, nhà máy… thì lại càng thêm mất nhiều thời gian nữa.

Như vậy để thấy được rằng hải sản đánh bắt lên đã phải có phương pháp bảo quản và xử lý ngay sao cho đủ độ tươi ngon nhất. Các thủy thủ hay thuyền viên trên tàu luôn phải chuẩn bị cho các phương pháp bảo quản hải sản khai thác được 1 cách tốt nhất và khoa học nhất. 1 số loại hải sản có thể được giữ cho tươi sống bằng nước biển. Số khác phải ngay lập tức bảo quản bằng phương pháp ướp lạnh hay muối đông. Tất cả đều nhằm làm cho hải sản giữ được nguyên vẹn sự tươi ngon đủ dài trước khi đưa vào đất liền để sử dụng.

Cùng công ty cổ phần cơ điện lạnh Tín Hưng – nhà thầu lắp kho lạnh hàng đầu Việt Nam tìm hiểu về vấn đề bảo quản hải sản ở phần dưới đây nhé. Nếu bạn đang có ý định triển khai kho lạnh bảo quản hải sản, hãy gọi điện cho công ty Tín Hưng ngay theo số Hotline: 0939.1102.86

1.2. Các phương pháp bảo quản hải sản khai thác trên biển

Nếu như trước đây với sự đơn giản và tiện ích, người ta sử dụng đá lạnh làm vật liệu bảo quản chính giúp cho hải sản không bị hư hỏng thối rữa thì ngày nay đã có thêm lựa chọn tốt hơn. Kho lạnh mini hay các loại kho lạnh khác dễ dàng lắp đặt trên những con tàu hiện đại, chạy bằng năng lượng điện để kết hợp cùng đá lạnh cho chất lượng bảo quản hải sản được tối ưu nhất. Ngoài ra hiện nay cũng có nhiều phương pháp đã mang bước tiến quan trọng trong việc bảo quản hải sản sau khi đánh bắt.

Mục đích là làm sao để bảo quản cho hải sản được tươi ngon và không bị hỏng cho tới khi về tới đất liền. Dưới đây là các phương pháp bảo quản hải sản và ưu nhược điểm của chúng

Ảnh: Tín Hưng lắp kho lạnh bảo quản hải sản tại Quảng Ninh

1.2.1 Bảo quản hải sản bằng đá trong khoang lạnh

Bảo quản hải sản bằng đá lạnh là phương pháp được xem như cố truyền của những người đi săn bắt hải sản. Đá nước ngọt được làm đông lạnh và chở theo trên khoang của tàu thuyền ra khơi. Ngày nay người ta có thể sử dụng đá còn nguyên khối hoặc đã xay nhỏ hơn để dễ dàng bảo quản hải sản ngay khi đánh bắt được tươi ngon nhất.

1.2.1.1 Ưu điểm

Sử dụng đá nước ngọt mang theo để bảo quản hải sản là cách làm khá dễ dàng đối với đa số tàu thuyền. Phương pháp này cũng ít gây tốn kém vì chi phí cho việc làm đá lạnh là khá rẻ. Tùy theo điều kiện nhiệt độ vùng biển đánh bắt cá mà chủ tàu thuyền có thể dự tính được độ tồn tại lâu của đá để bảo quản. Những người đi biển thường có kinh nghiệm và nhìn chung là hải sản được bảo quản khá tốt với phương pháp này.

1.2.1.2 Nhược điểm:
1.2.1.2.1 Giảm khối lượng lưu trữ hải sản:

Việc phải vận chuyển đá trên khoang tàu thuyền làm cho các phương tiện đánh bắt hải sản mất đi 1 phần khoang thuyền để chứa và bảo quản đá. Thực tế là rất nhiều tàu khai thác do thể tích khoang thuyền có hạn lại phải dùng chứa đá khiến cho không thể  chứa đựng được nhiều hơn. Điều này đồng nghĩa với việc công suất khai thác và bảo quản hải sản bị giảm đi đáng kể.

1.2.1.2.2 Giảm thời gian khai thác hải sản:

Đá lạnh khi mang lên khoang thuyền sẽ dần tan chảy do môi trường tự nhiên. Khối lượng đá sụt giảm theo thời gian cũng khiến cho con người không thể quá chủ động hoặc kéo dài lộ trình khai thác nếu muốn. Nói cách khác là quy trình bảo quản không thể kéo dài lâu hơn làm cho thời khai thác sẽ bị hạn chế lại.

1.2.1.2.3. Không thể điều chỉnh nhiệt độ và thời gian bảo quản.

Điều này dĩ nhiên là đúng. Bởi vì đá lạnh tan chảy theo tự nhiên và nhiệt độ làm lạnh cũng vậy. Trong khi các loại hải sản khác nhau cần thời gian và độ lạnh khác nhau để bảo quản được tốt nhất. Việc khó chủ động điều chỉnh được thời gian và nhiệt độ bảo quản hải sản khiến cho phương pháp này thêm phần hạn chế.

Ảnh: Lắp đặt kho lạnh bảo quản hải sản ở Hải Phòng

1.2.2 Bảo quản hải sản bằng kho lạnh lắp trên tàu thuyền

Kho lạnh có thể được lắp đặt trên các tàu có tải trọng lớn và giúp cho quá trình khai thác – bảo quản hải sản trở nên tiện lợi hơn nhiều. Phương pháp này chắc chắn không dành cho các tàu thuyền nhỏ nhưng sẽ là phương pháp tốt nhất trong bảo quản hải sản khai thác được ngay trên biển.

1.2.1.1 Ưu điểm

Dễ dàng điều chỉnh nhiệt độ, phân loại được các loại hải sản khác nhau để bảo quản được tốt nhất. Thời gian bảo quản cũng hoàn toàn chủ động và kéo dài hơn nếu muốn. Điều này giúp cho hành trình di chuyển đánh bắt hải sản được chủ động hoàn toàn. Các tàu sử dụng kho lạnh có thể an tâm kéo dài chu trình khai thác hải sản nếu muốn. Bởi kho lạnh có thể bảo quản tốt và lâu hơn nhiều so với đá lạnh tự nhiên.

1.2.1.2 Nhược điểm:

Nếu lắp đặt kho lạnh, bạn sẽ tốn thêm nguồn kinh phí ban đầu để lắp đặt và vận hành. Bạn cũng thêm phí bảo dưỡng bảo trì để kho lạnh có tuổi thọ được dài nhất. Như vậy có phần tốn kém hơn so với phương pháp dùng đá lạnh thông thường.

1.2.3 Công trình nghiên cứu sử dụng nước biển làm đá lỏng bảo vệ hải sản

Đá lỏng hay tên gọi khác là đá sệt có nhiệt độ -2.7 đến -4.8°C. Tại vùng nước biển có nồng độ muối cao, nhiệt độ cùa đá lỏng sẽ lại càng thấp. Điều này sẽ giúp cho hải sản được bảo quản liên tục và nhanh lạnh hơn so với đá nước ngọt thông thường.

Công nghệ và nhiều công trình nghiên cứu hiện nay đang hướng tới việc chế tạo các máy cơ điện lạnh có công dụng biến nước biển thành đá lỏng. Các mô hình thử nghiệm đã cho thấy trong 1 giờ, người ta có thể chuyển đổi được 4 lít nước biển (có nồng độ muối 2-6%) thành 4 lít đá lỏng. Nếu áp dụng công nghệ này thay cho đá lạnh phải chở từ đất liền ra, rõ ràng là 1 phương pháp tiết kiệm và lợi ích hơn hẳn.

2. Bảo quản hải sản sau khi đưa lên đất liền.

Bảo quản hải sản tại các địa điểm sản xuất kinh doanh hay cung cấp dịch vụ thực phẩm là công đoạn cần thiết sau khi vận chuyển hải sản lên bờ. Lúc này về cơ bản các loại hải sản đánh bắt được vẫn đang được bảo quản tốt từ tàu thuyền khai thác. Việc vận chuyển tới nhiều địa điểm khác nhau trên đất liền và việc cung cấp hải sản ra thị trường vẫn luôn cần có công tác bảo quản tốt để tới được tay người tiêu dùng.

2.1 Trong các điểm bán lẻ - hệ thống siêu thị/chợ/cửa hàng

Tại hệ thống các siêu thị hay điểm bán lẻ hải sản, sử dụng đá và kho lạnh bảo quản đều tốt. Cơ bản là điều kiện trên đất liên rất dễ cho công tác bảo quản. Thông thường người ta kết hợp cả 2 hình thức trên. Đá được ướp cùng hải sản khi bày bán tại các hệ thống bán lẻ và kho lạnh được dùng để bảo quản dự trữ lâu dài nhằm cung ứng dần.

2.2 Trong các doanh nghiệp chế biến- sản xuất

Các doanh nghiệp thiên về chế biến hải sản như là đóng đồ hộp hay sơ chế rồi xuất khẩu ra nước ngoài thì sẽ sử dụng phòng lạnh như là giải pháp tối ưu nhất.

Phòng lạnh là hệ thống phòng được thiết kế theo cơ cấu của kho lạnh nhưng có thể tích sử dụng lớn. Nhiệt độ trong phòng có thể điều chỉnh ở nhiều mức khác nhau. Điều đó giúp cho hải sản khi được chế biến ở đây vẫn duy trì được chất lượng bởi có độ lạnh cần thiết. Với 1 khối lượng lớn công nhân cùng lao động và làm việc, tương đương với khối lượng hải sản chế biến trong ngày là khá nhiều, phòng lạnh vì thế càng trở nên hữu dụng và tối ưu hơn cả.

Trên đây là toàn bộ chia sẻ về kinh nghiệm và công việc khai thác – phương pháp bảo quản hải sản ở Việt Nam. Nếu bạn đang làm việc trong lĩnh vực cần có kho lạnh để bảo quản như là khai thác, bảo quản hải sản thì nội dụng trên đây có thể giúp bạn được điều gì đó. Liên quan tới kho lạnh, chúng tôi hy vọng bạn có cách nhìn mới về kho lạnh và sớm thi công kho lạnh nếu thấy phù hợp với điều kiện hiện tại của bạn.

0939.110.286