Giải đáp thắc mắc làm sao bảo quản khoai tây số lượng lớn trong thời gian dài?

Ngày update: 10/06/2021 Số lượt xem 126
local-seo

Khoai tây là nông sản chủ lực của nhiều địa phương như Thái Bình, Bắc Ninh, Nam Định, Bắc Giang, Lạng Sơn…Bắc Ninh với thế mạnh điều kiện thổ nhưỡng, đất đai màu mỡ tỉnh đã phát triển cây khoai tây thành sản phẩm nông nghiệp nổi trội và là một trong những cây trồng “trọng điểm” của tỉnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Khoai tây chứa nhiều dinh dưỡng

Với hàm lượng dinh dưỡng cao, khoai tây luôn được ưa chuộng và là một trong những món ăn phỏ biến trong thực đơn của nhiều gia đình. 6 hợp chất trong khoai tây quan trọng trong khoai tây giúp ích cgi sự phát triển của cơ thể.

1.Carbohydrate

Đây là một trong những thành phần dinh dưỡng chính trong khoai tây. Khoai tây có vị ngọt nhờ các loại đường sucrose, glucose, fructose, do đó người mắc bệnh tiểu đường cần hạn chế sử dụng khoai tây. Trong trường hợp ăn cần hỏi ý kiến từ bác sỹ.

2.Protein

So với đậu nành và một số loại đậu thì thành thành phần protein trong khoai tây có phần cao hơn. Một số tình trạng dị ứng đã xảy ra khi ăn khoai tây do thành phần. Với trường hợp này, chúng ta cần ngưng sử dụng ngay loại khoai tây ngay để tránh gây các tác động xấu đến sức khỏe của mình.

3.Vitamin C

Là thành phần cao thứ 3 trong khoai tây không thể không nhắc đến vitamin C. Đây cũng là loại vitamin đóng vai trò hết sức quan trọng với sức khỏe con người. Vitamin C giúp nâng cao sức đề kháng, ngăn chặn khả năng chống chọi của cơ thể với mọi tác nhân gây hại từ môi trường ngoài. Do đó, bên cạnh các loại trái cây, chúng ta có thể dùng khoai tây để chủ động bổ sung lượng vitamin C cho cơ thể.

4.Vitamin B6

Để góp phần chuyển hóa thành phần tryptophan thành niacin, chuyển hóa chất đạm, chất béo và carbohydrate thì vai trò của Vitamin B6 trong khoai tây rất quan trọng. Do đó, bổ sung khoai tây trong thực đơn hàng ngày là cách giúp quá trình trao đổi các dưỡng chất của cơ thể diễn ra thuận lợi, giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ chất dinh dưỡng và phát triển cân nặng, chiều cao một cách tốt nhất. Ngoài ra, thành phần vitamin B6 còn được dùng trong hỗ trợ chữa bệnh xơ vữa động mạch, suy nhược cơ thể, viêm dây thần kinh…

5.Folate

Folate hay còn được gọi là axit folic hoặc vitamin B9 trong khoai tây giúp quá trình hình thành và tăng trưởng của mọi tế bào trong cơ thể, ngừa các căn bệnh ung thư, bệnh thiếu máu. Do đó với phụ nữ trước và sau khi mang thai luôn cần bổ sung nhiều chất folate có trong khoai tây nhằm ngừa tình trạng thiếu máu, giúp phát triển trí não của trẻ ngay từ khi còn trong bụng mẹ.

6. Kali

Đây là khoáng chất giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cho người dùng. Đặc biệt, lượng Kali trong khoai tây Kali cực dồi dào. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguồn dinh dưỡng như Kali giúp giảm huyết áp cho những bệnh nhân bị cao huyết áp, giảm các bệnh hen phế quản, giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, giảm các cơn đau tim, chữa bệnh trầm cảm và khắc phục tình trạng cơ thể biếng ăn.


Ảnh 1: Khoai tây chứa hàm lượng dinh dưỡng cao

Các yếu tố ảnh hưởng tới việc bảo quản khoai tây

1. Kiểm soát tác động cơ học

Trong quá trình thu hoạch, vận chuyển và bảo quản, người thu hoạch phải hạn chế việc va chạm do vỏ khoai tây rất mỏng sẽ dẫn đến bầm dập và xây xát vỏ. Nếu các tổn thương cơ học này lớn khiến củ khoai hư hỏng và trở thành nguồn nhiễm bệnh cho các củ lành trong quá trình bảo quản.

2. Kiểm soát sự nảy mầm

Việc duy trì hoạt động ngủ nghỉ của các loại củ để hạn chế sự trao đổi chất nội sinh, đây chính là nhân tố quyết định thời gian bảo quản. Hoạt động ngủ nghỉ kết thúc dẫn đến việc bắt đầu sự nảy mầm, cũng có nghĩa làm tăng sự hô hấp và tổn thất chất khô. Do đó cần phải có một phương pháp ngăn chặn hoặc kìm hãm sự nảy mầm của củ nếu thời gian bảo quản lâu hơn thời gian ngủ nghỉ tự nhiên của nó. Trong thực tế, các phương pháp sau thường được sử dụng để kiểm soát sự nảy mầm:

Bảo quản ở nhiệt độ thấp.

Nhiệt độ là một nhân tố có ảnh hưởng lớn tới chất lượng và khả năng bảo quản thông qua việc tác động tới tốc độ hô hấp, tốc độ nảy mầm và sự phát triển của vi sinh vật gây hư hỏng cũng như sâu bệnh hại. Ở 10oC, tốc độ nảy mầm, thối hỏng và hô hấp xảy ra đối với các loại củ ở mức độ vừa phải. Ở 4oC sự nảy mầm bị ức chế, nhưng sự thối hỏng và hô hấp vẫn tiếp diễn tuy nhiên ở mức độ rất thấp.

Sử dụng phương pháp chiếu xạ bằng tia gamma.

Sử dụng hóa chất ức chế sự nảy mầm.

3. Kiểm soát sự phá hoại bởi côn trùng

Côn trùng gây hại có thể là nguyên nhân gây ra thiệt hại nghiêm trọng quá trình bảo quản các loại củ. Vệ sinh khu bảo quản tốt là khâu quan trọng để kiểm soát côn trùng, đặc biệt phải tiêu hủy bằng cách đốt hoặc loại bỏ các củ bị nhiễm côn trùng, làm sạch và tẩy uế kho lưu trữ. Trong trường hợp cần thiết có thể sử dụng một số hóa chất để kiểm soát khi muốn bảo quản trong thời gian dài.


Ảnh 2: Bào quản khoai tây bằng kho lạnh

Tựu chung lại, bảo quản kho tây bằng kho lạnh đang là phương pháp tối ưu giúp giúp khoai tây không bị hư hỏng trong thời gian dài, kiểm soát sự lây lan của bệnh hại. Nhờ đó, giúp doanh nghiệp bảo quản được khoai tây số lượng lớn trong thời gian dài và tăng hiệu quả kinh tế. Trước các yêu cầu như vậy, mọi người lựa chọn lắp đặt kho lạnh bảo quản khoai tây, Tín Hưng là đơn vị thi công lắp đặt kho lạnh với chuỗi vài trăm công trình kho lạnh rải khắp mọi tỉnh thành. Lựa chọn Tín Hưng là lựa chọn đơn vị lắp đặt kho lạnh bảo quản uy tín nhất Việt Nam.

Nếu bạn đang có nhu cầu lắp đặt kho lạnh cũng như tìm đơn vị lắp đặt kho lạnh uy tín, chuyên nghiệp thì đừng ngần ngại liên hệ với Tín Hưng qua hotline: 0939.1102.86. Kho lạnh Tín Hưng cam kết đồng hành cùng quý vị trên các công trình kho lạnh chất lượng. 

0939.110.286