Cách sử dụng điều khiển kho lạnh

Ngày update: 10/08/2022 Số lượt xem 200
local-seo

Sau khi chúng ta lắp đặt kho lạnh bảo quản thì các nhân viên được hướng dẫn sử dụng một cách bài bản và đúng quy trình, đúng các chức năng tiêu thụ của tủ điều khiển kho lạnh. Đây là vấn đề khá phức tạp và không thể tiếp thu trong thời gian ngắn. Để hỗ trợ các bạn trong quá trình điều khiển kho lạnh đúng quy trình, đúng nhiệt độ thì cùng Tín Hưng tham khảo qua bài viết sau

1. Chức năng điện trên tủ điện kho lạnh

Để có thể cài đặt các chức năng ta cần phải sử dụng và giữ nút SET trong khoảng 5s – 10s, lúc đó thì màn hình hiện ra các chức năng và thông số từ F1 đến F6. Thông thường thì nhiệt độ kho lạnh được cài đặt trong khoảng nhiệt từ -10 đến -10 độ C. Và một số các chức năng ưng với F1-F6 như:

F1: Cài đặt nhiệt độ chạy máy (Giới hạn nhiệt độ trên)

F2: Cài đặt nhiệt đọ dừng máy (Giới hạn nhiệt đọ dưới)

F3: Nhiệt độ hiệu chuẩn

F4: Chu kỳ xả đá

F5: Thời gian xả đá

F6: Giới hạn báo động



1.1. Thay đổi giá trị cài đặt thông số

Khi ở trạng thái hoạt động bình thường thì để thay đổi tham số làm việc, người dùng sử dụng nút SET giữ trong 4s sau đó trên màn hình đèn LED sẽ hiện thị HC. Sau đó ta nhấn nút tam giác hướng lên hoặc hướng xuống để có thể điều chỉnh đến tham số mong muốn. Cuối cùng là ta lại sử dụng nút SET để xác nhận thao tác, sau khi xác nhận xong thì trên màn hình đèn LED sẽ hiển thị giá trị đã cài đặt. Nếu như trong vòng 4s không có bất kì thay đổi vào thì hệ thống sẽ lưu những tham số người dùng đã sửa đổi trước đó và trở lại để hiển thị trạng thái hoạt động như bình thường

Lưu ý: Nếu như có bất kì lỗi nào xảy ra trong quá trình ghi nhớ dữ liệu, màn hình LED sẽ hiện chữ Er và sau 3s hệ thống lại quay lại hoạt động như thường

1.2. Cách khôi phục dữ liệu

Sau khi lắp đặt hệ thống kho lạnh và kết nối cầu điện thì ta cần điều khiển và kiểm tra lại thông số cài đặt. Khi có lỗi ở màn hình đèn led hiển thị: “Er” thì hệ thống sẽ thoát lỗi, ta chỉ cần bấm nút bất kì sẽ khôi phục lại được những thông số được cài mặc định ban đầu

Chức năng và mã máy:

SP: Giới hạn nhiệt độ chạy máy

HC: Chế độ làm việc

PT: Thời gian trễ máy nén

D: Giới hạn nhiệt độ chênh lệch

CA: Tùy chỉnh nhiệt độ

LS: Giới hạn nhiệt độ dưới

HS: Giới hạn nhiệt độ trên

2. Vận hành hệ thống kho lạnh

Sau khi cài đặt chế độ ở bảng điều khiển xong ta đi vào vận hành kho lạnh

2.1. Kiểm tra toàn bộ hệ thống

Trước khi cho vận hành hệ thống kho lạnh, để tránh các sự cố ta cần phải kiểm tra tổng thể các chi tiết sau:

- Kiểm tra các trạng thái đóng, mở các van trên đường ống cho đúng yêu cầu

- Mức độ ổn định của điện áp

- Kiểm tra chất lượng dầu máy (đối với các máy đã sử dụng trước đó. Cần thiết bổ sung thêm dầu máy trước khi vận hành nếu như lượng dầu trong máy còn khá ít

- Kiểm tra sơ bộ đấu nối các thiết bị với nhau

- Đối với các kho lạnh vận hành sau thời gian dài thì nên kiểm tra tình trạng hoạt động và thông số hiện tại của các thiết bị

2.2. Các bước vận hàn hệ thống của kho lạnh

- Bật công tắc khởi động hệ thống lạnh

- Đèn báo chạy máy sáng, khỏi động từ hút

Theo dõi thông số của dòng máy nén (dòng máy nén không được quá lớn so với quy định đã đề ra), áp suất đầu hút, áp suất dầu, áp suất đầu đẩy,...



Trong quá trình vận hành kho lạnh thì ta nên theo dõi tình trạng tuyết bám dày trên các thân máy nén, theo dõi tiếng kêu của máy nén trong quá trình chạy máy. Trường hợp nếu như chúng có tiếng kêu bất thường và tuyết bám quá nhiều thì ta nên dừng lại để kiểm tra

2.3. Tắt hệ thống

- Tắt công tắc khởi động của hệ thống lạnh

- Tắt attomat

Trường hợp cần dừng hệ thống do xảy ra sự cố trong quá trình vận hành thì lập tức các công tắc (tắt/bật) hay sử dụng nút dừng khẩn cấp sau đó ngắt attomat đủ điện để tìm ra nguyên nhân của sự cố

0939.110.286