Bảo quản bào ngư với nhiệt độ lạnh

Ngày update: 18/06/2022 Số lượt xem 137
local-seo

Không phải ai cũng biết cách chọn mua, bảo quản và chế biến bào ngư sao cho đúng cách và nhanh gọn. Bào ngư là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, là loại thực phẩm quý đối với chúng ta. Vì thế ta nên tìm hiểu cách chọn lọc và cách bảo quản bào ngư sao cho tốt nhất để bào ngư được ngon, không bị mất đi giá trị dinh dưỡng của chúng

1. Cách chọn bào ngư

Ta có thể chọn mua bào ngư dưới 2 dạng: bào ngư tươi và bào ngư khô tùy theo nhu cầu sử dụng và chế biến các món ăn như:

1.1. Bào ngư tươi

Bào ngư cũng giống như những loại sò ốc khác, khi chọn mua ta nên sử dụng tay chạm thử vào phần thịt của chúng. Nếu như chúng có độ đàn hồi tốt và không bị xuất hiện các vết nhớt, hôi tanh bất thường nào thì đấy là loại bào ngư tươi. Hơn nữa khi chọn bào ngư ngon ta nên quan sát phần thịt bào ngư cần phải tròn, dày và nhìn đồng đều, có đường màu đỏ ở chính giữa, khi cầm có cảm giác nặng tay. Những con bào ngư ngon thường là những con bào ngư có kích thước vừa phải sẽ có hương vị đậm đà hơn so với bào ngư kích thước nhỏ hoặc quá to

Bào ngư tươi có thể ở dạng sống hoặc đông lạnh. Nhìn chung, giá bào ngư tươi thường cao hơn, vì vậy bạn nên chọn mua ở cửa hàng hải sản uy tín để đảm bảo chất lượng, tránh chọn nhầm bào ngư giả, kém chất lượng



1.2. Bào ngư khô

Bào ngư khô ngon là những con có hình dáng hoàn hảo, thịt dày và thân tròn, không bị nứt, xước. Đồng thời ở giữa mình bào ngư còn có một đường chỉ đỏ, thịt bào ngư có màu hồng nhạt, mùi không quá nồng, khó chịu

2. Bảo quản bào ngư

Bào ngư tươi: Nếu định nấu trong ngày, hãy cho bào ngư vào hộp đựng thức ăn, phủ khăn ẩm và cho vào tủ lạnh. Nếu bạn định nấu bào ngư trong ngày sau khi mua hoặc sau nhiều bữa ăn, hãy bọc từng con bào ngư trong màng bọc thực phẩm, cho vào hộp đậy kín và cho vào tủ lạnh. Bào ngư có hạn sử dụng đến 3 tháng trong tủ lạnh

Bào ngư khô: Vì đã được làm khô từ trước nên khi mua về chỉ cần bảo quản trong lọ kín gió, nơi khô ráo hoặc ngăn đá tủ lạnh. Một điều cần lưu ý đối với bào ngư khô là bạn có thể nhìn thấy lớp phấn trắng trên bề mặt của bào ngư. Tưởng như bị mốc nhưng không phải, đó là muối trong nước biển do bào ngư tiết ra. Ngoài ra, đối với bào ngư đóng hộp, bạn chỉ cần đọc hướng dẫn của nhà sản xuất in trên bao bì sản phẩm. Ví dụ, bào ngư đóng hộp có thể để ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo, tủ lạnh 1-3 độ C

3. Chế biến bào ngư

3.1. Chế biến bào ngư tươi

Bước 1: Chà vỏ và mặt trên bào ngư để loại bỏ cát bẩn

Bạn cho bào ngư vào một chậu nước, dùng bàn chải chà mạnh lên vỏ và đầu bào ngư, sau đó chà dưới vòi nước chảy để loại bỏ cát bẩn bám trên bào ngư

Bước 2: Tách phần thỉ bào ngư

Đặt bào ngư lên thớt (hoặc nơi sạch sẽ), dùng một tay giữ vỏ bào ngư và dùng thìa thép không gỉ loại bỏ toàn bộ phần thịt của bào ngư. Sau đó, bạn có thể rửa sạch phần thịt bào ngư dưới vòi nước chảy nhẹ để loại bỏ tạp chất và chất nhầy đen bám xung quanh sau đó để cho ráo nước

Bước 3: Lấy thịt cồi bào ngư

Dùng dao cắt bỏ phần ruột xám đen để lấy thịt bào ngư, sau đó ta dùng ngón tay trỏ bấm vào phần răng (là khối nô ra màu đen ở cồi bào ngư) thì ta có thể cắt bỏ nó

Bước 4: Thái và chế biến

Phụ thuộc vào mục đích sử dụng thì ta có thể để nguyên con bào ngư hoặc thái lát thành các miếng vừ ăn. Trước khi chế biến thì ta nhớ nên rửa sạch sau đó để ráo nước

3.2. Đối với bào ngư khô

Đối với loại bào ngư khô này thì trước khi chế biến ta nên ngâm vào ngư vào trong nước trước ở nhiệt độ thường trong 2 ngày. Sau đấy thì ta mới vớt ra, rửa dưới vòi nước nhẹ nhàng để có thể làm sạch hết cát bụi có trong bào ngu khô



3.3. Bào ngư đóng hộp

Loại bào ngư đóng hộp này thì ta chỉ cần làm theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì là được. Thông thường thì bào ngư đóng hộp ta chỉ cần mở nắp và có thể chế biến được luôn mà không cần phải qua sơ chế nữa

3.4. Ruột bào ngư

Ruột của bào ngư là phần nằm ở dưới lớp thịt cồi, sau khi ta tách phần thịt của bào ngư ra khỏi vỏ. Ruột của bào ngư dùng để trao đổi chất, phân hủy và bài tiết các chất độc ra ngoài. Phụ thuộc vào sở thích, cơ địa mỗi người mà có thể ăn được luôn cả ruột của bào ngư. Có những trường hợp sau khi ăn phải ruột của bào ngư mà gây nên dị ứng, ngứa, phát ban,....Thế nên ta cần lưu ý và cân nhắc trước khi ăn ruột của bào ngư và nếu như sau khi ta ăn ruột bao ngư xuất hiện các dấu hiệu bất thường thì ta nên liên hệ với các bác sĩ để điều trị kịp thời 

0939.110.286